Kỷ niệm 77 năm ngày thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024)

Ngày 27/7 là ngày để tri ân, tưởng nhớ về những người anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh vì dân tộc, đem lại cuộc sống hoà bình, ấm no cho Tổ quốc. Đây chính là một ngày để các thế hệ trẻ thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” mà ông cha ta đã dạy. Cùng Robin Group tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Lịch sử ra đời ngày Thương binh liệt sỹ

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc. Tuy nhiên, chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại với âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Toàn dân Việt Nam lúc này chiến đấu mạnh mẽ với khẩu hiệu “Không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.

Trong những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến, nhiều đồng bào, chiến sĩ anh hùng đã hi sinh vì những trận chiến cam go, ác liệt trên chiến trường. Thời điểm đó, nhiều chiến sĩ đồng bào ta đã bị thương, có người đã mãi mãi nằm tại chiến trường. Nhiều gia đình mất đi cả chồng và con ngoài mặt trận. Hình ảnh mẹ mất con, vợ mất chồng, cha mất con đã khiến nhiều gia đình khốn khổ, nỗi đau mất mát bao trùm cả nước. Để xoa dịu nỗi đau mất mát của gia đình các chiến sĩ, đồng bào, Chính quyền Việt Nam đã xúc tiến vận động thành lập một tổ chức, lấy tên gọi là Hội giúp binh sĩ tử nạn.

Đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ tử nạn (sau đó đổi tên Hội giúp binh sĩ bị thương) được thành lập ở Thuận Hoá (Bình Trị Thiên) ở Hà Nội và một số nơi khác.

Ngày 19/12/1946, Hà Nội chính thức phát động chiến tranh với Pháp. Chiến tranh lan rộng ra nhiều vùng, số người chết và bị thương ngày càng tăng. Vào năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL ngày 16/8/1947 Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ. Đây là văn bản pháp quy đầu tiên khẳng định vị trí quan trọng của công tác thương binh liệt sĩ đối với cuộc chiến tranh của Việt Nam.

Để chỉ đạo công tác thương binh trong cả nước, Phòng thương binh thuộc Chính trị Cục, quân đội quốc gia Việt Nam được thành lập. Đầu tháng 7/1947 Ban Vận động tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc cũng được thành lập.

Thời điểm này, tại xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã có cuộc họp do  cục Quân đội Chính trị quốc gia tổ chức đã nhất trí lấy ngày 27/7/1947 làm ngày thương binh liệt sĩ. Đây là một quyết định mang tính nhân văn sâu sắc, nhằm tri ân và tưởng nhớ những người đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.

Ý nghĩa của ngày Thương binh liệt sĩ

Ngày thương binh liệt sĩ 27/7 có ý nghĩa quan trọng với toàn dân Việt Nam. Ngày này mang trong mình ý nghĩa sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn và tri ân của dân tộc Việt Nam đối với những người đã hy sinh và cống hiến vì độc lập, tự do của Tổ quốc. 

Đây là dịp để toàn thể dân tộc Việt Nam tưởng nhớ và tri ân những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Những người đã ngã xuống vì sự nghiệp độc lập, tự do của dân tộc luôn được ghi nhớ và tôn vinh. Bên cạnh đó, ngày 27/7 cũng là dịp để tôn vinh những thương binh, bệnh binh và những người có công với cách mạng. Đây là những người đã chịu nhiều đau thương, mất mát và hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Những hoạt động ý nghĩa nhân ngày Thương binh liệt sĩ

Vào ngày 27/7, nhiều hoạt động tri ân và tôn vinh những anh hùng liệt sĩ được diễn ra trên khắp cả nước. Những hành động mang một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng đối với những người đã có công với cách mạng, khẳng định sự cống hiến, hy sinh của các chiến sĩ là vô giá.

Những hành động tu sửa, nâng cấp cho các công trình liệt sĩ, chứng nhân lịch sử, tượng đài tưởng niệm thêm khang trang. Việc thăm hỏi, tặng quà cho thương binh, bệnh binh, gia đình thương binh liệt sỹ và người có công chính là một sự vinh dự, hãnh diện và là một phần trách nhiệm của các cấp, cơ quan chính quyền và mọi người, của các thế hệ hôm nay và mai sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *