Cao Huyết Áp và Nguy cơ gây ra đột quỵ.

Cao huyết áp là nỗi lo lắng thường trực của phần lớn những người lớn tuổi và là nỗi ám ảnh của các bệnh nhân mắc phải. Nó được coi là “kẻ hủy hoại và ăn mòn sức khỏe” trong thầm lặng mà người bệnh không hề nhận ra và để lại những hậu quả, biến chứng vô cùng nguy hiểm đến cơ thể và sức khỏe của những người mắc phải.

Trên thế giới có khoảng 1,28 tỷ người trưởng thành, độ tuổi từ 30-79 tuổi đang gặp các bệnh lí và vấn đề liên quan đến tăng huyết áp. Trong đó tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của bộ y tế có khoảng 17 triệu người đang mắc bệnh cao huyết áp, khoảng 4 người thì sẽ có 1 người mắc ở độ tuổi trưởng thành.

Tăng huyết áp theo thời gian sẽ trở thành các bệnh lí nặng và nguy hiểm hơn, trong đó chuyển biến thành Cao huyết áp cao hơn cả. Đặc biệt người cao tuổi bị cao huyết áp có nguy cơ bị tai biến mạch máu não. Đây là biến chứng rất nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong cao hoặc để lại những di chứng ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Hãy cùng Robin Group đi tìm hiểu các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, khắc phục bệnh cao huyết áp nhé !!!

Đầu tiên hãy tìm hiểu xem huyết áp là gì nhé.

  1. Huyết áp là gì ?

Huyết áp là mức độ áp lực mà máu đẩy lên tường động mạch khi được bơm từ tim ra khỏi cơ thể.
Huyết áp được đo bằng đơn vị mmHg và gồm hai con số: Huyết áp tâm thu (huyết áp cao nhất khi tim co bóp) và huyết áp tâm trương (huyết áp thấp nhất khi tim giãn ra). Huyết áp cao có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như đột quỵ, nhồi máu cơ tim và suy thận.

  1. Cao huyết áp là bệnh gì ?

Khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao thì đó là bệnh lí cao huyết áp. Cao huyết áp gây ra nhiều áp lực cho tim và là nguyên nhân của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim,…Cao huyết áp được chia thành các loại chính sau đây:

(1). Cao huyết áp vô căn (hay nguyên phát, bệnh tăng huyết áp):

Chưa có nguyên nhân rõ ràng và cụ thể, tình trạng này chiếm đến 90% các trường hợp. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp như: lão hóa, béo phì, stress, hút thuốc lá, uống rượu, thiếu một số khoáng chất và vitamin cần thiết.

(2). Cao huyết áp thứ phát:

Cao huyết áp là triệu chứng của một số bệnh khác liên quan đến một số bệnh trên thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết. Những bệnh này ảnh hưởng đến chức năng thận và gây ra sự tích tụ muối trong cơ thể, làm tăng áp lực trong động mạch. Khi thành mạch không bền vững sẽ hình thành lên các mảng xơ vữa hoặc sợi huyết, tích tụ lại tạo thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu và khiến đột quỵ.

(3). Cao tăng huyết áp tâm thu đơn độc:

Khi chỉ có huyết áp tâm thu tăng trong khi huyết áp tâm trương bình thường. Tình trạng này thường xảy ra ở người cao tuổi và có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như suy tim và tai biến mạch máu não.

(4). Cao huyết áp khi mang thai:

Có các triệu chứng phải lưu ý như tăng huyết áp thai kỳ và tiền sản giật, cảnh báo một số nguy cơ tim mạch trong giai đoạn mang thai. Các yếu tố gây tăng huyết áp khi mang thai có thể bao gồm: béo phì, đái tháo đường, tiền sử cao huyết áp, và mang thai đôi hoặc ba.

  1. Nguyên nhân dẫn tới bệnh Cao huyết áp.

Hầu hết bệnh nhân lớn tuổi không biết chính xác nguyên nhân gây Cao huyết áp, trong khi đó, các trường hợp khác thường bắt nguồn từ:

  • Tăng huyết áp không rõ nguyên nhân: đây là loại tăng huyết áp có tính chất gia đình, chiếm đến 90% số bệnh nhân mắc bệnh, đặc biệt là những người cao tuổi hoặc bị tiểu đường. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng đóng góp vào việc tăng huyết áp như: tiêu thụ nhiều muối, uống nhiều rượu bia hoặc hút thuốc lá, lười vận động, thừa cân – béo phì, stress – chịu nhiều áp lực trong cuộc sống,…
  • Cao huyết áp do nguyên nhân cụ thể: đây là những trường hợp có nguyên nhân rõ ràng, chiếm khoảng 10% số bệnh nhân và nếu tìm ra nguyên nhân chính xác để điều trị, bệnh có thể được chữa khỏi.
  • Bệnh thận.
  • Bệnh tuyến thượng thận.
  • Bệnh lý nội tiết: suy giáp, cường giáp, Cushing,…
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Sử dụng một số loại thuốc như: thuốc kháng viêm, thuốc corticoid, thuốc giảm đau, thuốc tránh thai,…

Đối với người trẻ và trẻ em, cần phải loại trừ nguyên nhân tăng huyết áp do hẹp eo động mạch chủ tim gây ra, đây là trường hợp đo huyết áp ở tay rất cao nhưng đo ở chân lại thấp hoặc không đo được.

  1. Triệu chứng của Cao huyết áp.

Cao huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng, hoặc các triệu chứng như: nhức đầu, mệt mỏi, đau ngực, hồi hộp, khó thở… có thể rất mơ hồ và khó nhận ra. Điều này dẫn đến việc nhiều người bị tăng huyết áp mà không hề hay biết. Tuy bệnh phát triển âm thầm, nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân và để lại hậu quả nặng nề.

Các biến chứng thường gặp của cao huyết áp bao gồm cơn đau thắt ngực, xuất huyết não, nhũn não, suy thận, rối loạn tiền đình, tăng áp động mạch võng mạc, mù lòa… Do đó, việc điều trị và kiểm soát huyết áp là rất quan trọng để giảm nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

  1. Điều trị bệnh Cao huyết áp.

Những bệnh nhân bị cao huyết áp cần được điều trị đúng cách và thay đổi lối sống để tránh nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Mục tiêu của việc điều trị tăng huyết áp là loại bỏ các yếu tố nguy cơ, kiểm soát mức huyết áp để phòng ngừa biến chứng. Các nghiên cứu cho thấy, việc điều trị cao huyết áp có thể giảm thiểu các biến chứng tim mạch, tuy nhiên, điều trị chỉ bằng thuốc hạ áp không đảm bảo hiệu quả cao đối với dự phòng đột quỵ và tử vong do bệnh mạch vành.
Nguyên nhân là do số bệnh nhân được điều trị đủ liều thấp, thiếu quan tâm đến các yếu tố đi kèm, mức huyết áp để bắt đầu điều trị và huyết áp mục tiêu quá cao. Do đó, để kiểm soát tình trạng tăng huyết áp, người bệnh cần thay đổi lối sống và chú ý đến kiểm soát cân nặng.
Điều trị bệnh cao huyết áp có thể bao gồm việc sử dụng thuốc hoặc không sử dụng thuốc. Huyết áp mục tiêu cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Nếu chỉ số huyết áp cần đạt là < 130/80 mmHg thì nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao.Việc duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị tăng huyết áp.
Người bệnh cần giảm ăn muối và chất béo bão hòa để hạn chế nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Việc tuân thủ đúng phương pháp điều trị và theo dõi sát sao trạng thái huyết áp sẽ giúp người bệnh kiểm soát tình trạng tăng huyết áp hiệu quả hơn.

Để giảm huyết áp an toàn, tăng sức bền thành mạch, chống hình thành các sợi tơ huyết, ổn định tim mạch bạn có thể tìm hiểu sản phẩm AN TÂM HOÀNG SA của công ty ROBIN GROUP. Một sản phẩm được nhiều bác sỹ chuyên về tim mạch huyết áp tai biến mạch máu não.

Liên hệ tư vấn :

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *